Nhận định, soi kèo Al Minaa Basra vs Al Qasim Sport Club, 21h00 ngày 19/2: Dễ dàng sụp đổ
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Jeonbuk Hyundai Motors vs Port FC, 17h00 ngày 20/2: Tưng bừng bắn phá -
Theo kế hoạch, tối thiểu mỗi đơn vị sẽ vận động toàn thể cán bộ công nhân viên, đoàn viên Công đoàn, Thanh niên đủ điều kiện tham gia hiến máu. Dự kiến lượng máu thu được trong dịp này sẽ đạt gần 10.000 đơn vị máu an toàn. 63 Bưu điện tỉnh, thành phố đồng loạt tổ chức hiến máu nhân đạoLãnh đạo Chuyên môn, Công đoàn Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là những người đầu tiên tham gia hiến máu Phong trào hiến máu tình nguyện là hoạt động thường niên của Bưu điện Việt Nam và được chú trọng triển khai sâu rộng tại các địa phương. Nhiều cán bộ công nhân viên của Bưu điện Việt Nam không chỉ coi việc hiến máu cứu người đơn thuần là tinh thần tương thân, tương ái, là sự sẻ chia mà còn là trách nhiệm của mỗi người với cộng đồng.
Hàng trăm cán bộ, công nhân viên của Bưu điện Việt Nam đã từng tham gia hiến máu tình nguyện trên 10 lần. Tiêu biểu là anh Đào Văn Chính, Bưu điện Thành phố Hà Nội. Anh Chính có nhóm máu hiếm Rh- (Ở Việt Nam, nhóm máu Rh- chỉ chiếm 0,04%), đã từng tham gia hiến máu và tiểu cầu gần 20 lần. Bất kể thời gian nào, dù đêm hay ngày, mùa đông hay mùa hè, anh Chính luôn có mặt khi có trường hợp cấp cứu cần truyền nhóm máu hiếm.
Gần đây nhất, ngày 14/8/2019 anh Chính đã hiến tiểu cầu cứu sống một bệnh nhân nhỏ tuổi bị suy tủy xương đang trong tình trạng nguy kịch tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.
Gần 500 cán bộ, công nhân viên đã có mặt tại trụ sở Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, số 5 Phạm Hùng, Hà Nội để làm thủ tục đăng ký hiến máu. Chị Trần Thị Yến, Văn phòng Tổng công ty Bưu điện Việt Nam là một trong số những cán bộ tích cực tham gia hoạt động này. Chị Trần Thị Yến, Văn phòng Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam chia sẻ, “Chương trình hiến máu nhân đạo là một hoạt động thiết thực và rất nhân văn. Mỗi chương trình hiến máu tình nguyện được tổ chức đều nhận được sự hưởng ứng của đông đảo cán bộ, đoàn viên, thanh niên, bởi chúng tôi coi ngày này như là một ngày hội chia sẻ vì cộng đồng, để đem lại sức khỏe, niềm vui, niềm hạnh phúc cho các bệnh nhân, gia đình và xã hội”.
Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, ông Chu Quang Hào phát biểu khai mạc chương trình Theo ông Chu Quang Hào, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, Bưu điện Việt Nam là doanh nghiệp có sứ mệnh phục vụ cộng đồng, do đó bên cạnh việc đảm bảo hoạt động tốt nhất những dịch vụ bưu chính công ích, các hoạt động an sinh xã hội như quyên góp ủng hộ đồng bào khó khăn, gây quỹ từ thiện, hiến máu nhân đạo... cũng luôn được quan tâm, triển khai một cách bài bản.
Bên cạnh việc tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện, các đơn vị của Bưu điện Việt Nam trên toàn quốc sẽ phối hợp với Hội chữ thập đỏ địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ công nhân viên tại các cơ quan, đoàn thể, chính trị - xã hội và người dân đủ điều kiện sức khỏe hưởng ứng và tham gia chương trình “Bưu điện Việt Nam - Những giọt máu hồng” nhằm đáp ứng nhu cầu của người bệnh cần máu tại tất cả các vùng miền trên cả nước.
Để chương trình này lan tỏa rộng khắp hơn nữa, mỗi cán bộ, công nhân viên và người lao động trên toàn mạng lưới Bưu điện cũng sẽ tích cực chia sẻ những thông tin, hình ảnh đẹp về hoạt động hiến máu, góp phần kêu gọi cộng đồng cùng chung tay hiến máu cứu người.
Chương trình Hiến máu cứu người sẽ được triển khai rộng khắp trên toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam trong tháng 8/2019. Ngoài hoạt động hiến máu nhân đạo thường niên mà Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đang triển khai, Bưu điện Việt Nam và Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam còn hợp tác trên nhiều lĩnh vực, điển hình như việc hai đơn vị đã phối hợp đặt gần 700 thùng quỹ nhân đạo trên tất cả các bưu cục cấp 1, cấp 2 trên toàn quốc.
Xuân Thạch
"> -
Nhiều người buôn đá quý ở huyện Lục Yên, Yên Bái thừa nhận, may mắn chiếm đến 50% trong các vụ giao dịch, còn lại sự thành bại phụ thuộc vào các yếu tố khác như kinh nghiệm, mối quan hệ… Phía sau khối đá quý 3,8 tỷ rúng động Yên BáiKhi cầm trên tay một khối đá thô không ai có thể khẳng định chắc chắn trong đó có đá quý hay không. Vì sự may rủi này, nhiều người phất lên nhưng cũng không ít người ôm ‘quả đắng’ vì đá quý.
Đầu tháng 7/2019, tại huyện Lục Yên xuất hiện thông tin một viên đá quý được bán với giá 3,8 tỷ đồng đã gây nên một cơn sốt tại vùng đất này.
Viên đá quý được bán với giá 3,8 tỷ đồng. Hàng nghìn người đổ xô về khu vực bãi Bưởi, xã Liễu Đô, huyện Lục Yên để mong mình cũng có vận may như vậy. Lúc cao điểm có tới hàng nghìn người vác dụng cụ đào bới làm ồn ào cả một vùng quê.
Tuy nhiên Chị Nga (SN 1979, một người buôn đá quý ở TT Yên Thế, huyện Lục Yên) cho biết, giá trị của viên đá lại không như mong muốn.
Viên đá quý đào được thuộc dòng đá quý Spinel, là một khối đá màu xanh dương, bên trong chứa nhiều viên đá quý nhỏ. Khối đá này nặng 2,1kg, dài 13cm, rộng 6cm do một người dân đào được.
Sau đó, qua nhiều lần mua đi bán lại, nhóm người cuối cùng mua khối đá thô này với giá 3,8 tỷ đồng.
‘Tuy nhiên khi đập khối đá trên ra, số đá quý tìm được không quá lớn. Những viên đá nhỏ bên trong giá trị không quá cao, chỉ được định giá khoảng 400 triệu đồng. Đây là một vụ thua đá lớn ở Lục Yên’, chị Nga cho biết.
Số hồng ngọc thu được sau khi đập vỡ một khối đá thô. Ngoài những thương vụ lớn, việc bỏ ra vài chục đến vài trăm triệu để mua một viên đá thô nhưng đập ra, bên trong không có gì đáng giá là chuyện không phải hiếm ở đây.
‘Với những viên đá thô giá trị lớn, nhiều tiền, người mua phải cân nhắc rất kỹ để ra giá hoặc họ có thể rủ bạn bè cùng chung tiền mua.
Hầu hết các tay buôn đá quý sau khi thất bại đều vẫn tiếp tục theo đuổi nghề bởi việc được, mất với họ là chuyện bình thường’, anh Lê Văn Hà (SN 1988, người buôn đá quý tại TT Yên Thế) cho biết.
Để buôn đá quý, người dân phải có vốn và kinh nghiệm. Bởi vậy tại Lục Yên, những người không có vốn sẽ sống bằng các nghề khác từ đá quý như làm tranh đá, chế tác vàng bạc, đá quý…
Bên trong một cơ sở chế tác vàng bạc, đá quý. Anh Mai Phú Hoán (SN 1984, quê Thái Bình) lên Lục Yên làm việc tại một cửa hàng chế tác đá quý 2 năm nay.
‘Công việc của tôi là chế tạo nhẫn, dây chuyền… theo mẫu và đá quý mà khách yêu cầu. Thời điểm chúng tôi đắt khách nhất là tháng 8 - 12 bởi đây là mùa cưới hỏi.
Có những ngày cao điểm, chúng tôi phải làm đêm nhưng cũng có những đơn hàng khách không khắt khe về thời gian, thợ có thể làm nhàn hơn’, anh Hoán nói.
Theo anh Hoán, tiền công mỗi sản phẩm khoảng 600 nghìn đồng và mất từ 1 - 3 ngày để hoàn thành.
‘Khách mang đá quý tự nhiên đến giao cho chúng tôi làm thì không phải đặt cọc. Nhưng khách đưa đá quý công nghiệp, giá trị thấp đến đặt làm nhẫn, dây chuyền chúng tôi phải yêu cầu đặt cọc.
Bởi nếu khách không quen biết, sau khi chúng tôi hoàn thành hàng, không quay lại lấy sản phẩm thì chúng tôi mất trắng số tiền công’, thợ đá quý nói thêm.
Vị khách đặt nhẫn giá trị nhất trong cửa hàng anh Hoán làm việc là người đưa viên đá quý hồng ngọc trị giá khoảng 500 triệu đồng đến yêu cầu làm một chiếc nhẫn.
‘Ở các vùng khác, không có đá quý tự nhiên, người ta dùng đá quý công nghiệp để trang sức cho vàng. Tuy nhiên ở đây, đá quý nhiều nên vàng chỉ là vật để trang trí, làm nổi bật đá quý.
Ví dụ có những chiếc nhẫn, giá trị vàng và tiền công chỉ khoảng 20 triệu đồng nhưng viên đá quý lên đến hàng trăm triệu. Lúc này, vàng chỉ là vật làm nền cho đá quý’.
Công việc chế tác đưa cho anh Hoán mức thu nhập 10 - 15 triệu đồng/tháng tùy theo lượng sản phẩm làm được.
Thợ nữ đang chế tác tranh đá quý Một bức tranh làm từ đá hồng ngọc. Một nghề khá phổ biến tại đây nữa là nghề làm tranh từ đá quý. Số đá quý vụn, xấu có giá thành rẻ được tận dụng, tán nhỏ để làm tranh.
Chị Nga (SN 1979, TT Yên Thế) cũng có 2 năm làm tranh đá quý trước khi chuyển sang nghề buôn đá quý.
Chị nói: ‘Giá thành bức tranh phụ thuộc vào kích cỡ và loại đá. Ví dụ đá màu đỏ hồng ngọc và đá xanh là đắt nhất, loại đá trắng lại rẻ hơn. ’
Cao điểm nhất của người làm tranh từ đá quý là những tháng giáp Tết. Lúc này nhu cầu của khách mua tranh về trang trí nhà cửa nhiều khiến cho người làm rất tất bật.
‘Thu nhập của chúng tôi cũng tùy thuộc vào công việc. Người giã đá quý để làm tranh khoảng 3- 4 triệu đồng/tháng, người làm tranh (vẽ, tạo hình) được trả từ 5 đến 10 triệu đồng/tháng tùy vào tay nghề’.
Nhóm người ôm trọn 3,5 tỷ đồng từ một viên đá thô xù xì
Bỏ tiền mua một viên đá thô, xù xì, các tay buôn đá quý đập ra với hy vọng tìm được tiền tỷ. Cũng từ đây, nhiều câu chuyện đổi đời nhờ ‘lộc trời cho’ xuất hiện ở vùng đất đá quý Lục Yên.
"> -
Đó là câu chuyện của gia đình ông Lin Zuoxi (năm nay 65 tuổi) và vợ (70 tuổi). Hai vợ chồng hiện sống tại Trùng Khánh (Trung Quốc). Lừa cho bát cơm ngon, bé 6 tuổi bị bắt bỏ bao tải đem bánVào ngày 3 tháng 8, hàng loạt băng rôn màu đỏ viết: ‘Chào mừng Lin Lanlan về nhà’ đã được treo trước cửa và dọc đường về nhà ông Lin Zouxi - một ngôi nhà bằng đá nằm ở lưng chừng núi.
Những người hàng xóm, tình nguyện viên đánh trống, hát hò ầm ĩ. Họ chúc mừng cho cuộc đoàn tụ của đôi vợ chồng già và cô con gái mất tích bí ẩn cách đây 23 năm…
Lin Lanlan (áo hồng) đã đoàn tụ bố mẹ đẻ (hai ông bà ngồi hàng ghế đầu) sau 23 năm bị bắt cóc. Một ngày năm 1996, Lin Lanlan 6 tuổi - con gái ông Lin Zouxi tự mình đi học. Ngôi trường nằm cách nhà khoảng 5km.
‘Người lớn đi bộ trong hai mươi phút. Đứa bé phải đi trong một giờ’, ông Lin Zuoxi cho biết.
Nhưng ngày hôm đó, sau khi chờ đợi rất lâu không thấy con về, ông Lin Zuoxi vội vàng đi tìm. Trên đường, ông gặp một người câm trong làng, người này ra hiệu cho ông biết, đứa bé vừa bị bắt cóc.
Lin Zuoxi đã nhờ cậy người thân, bạn bè và công an tìm kiếm khắp nơi nhưng không có kết quả. Tuy vậy, suốt nhiều năm liền, hai vợ chồng ông Lin không bỏ cuộc.
Cứ nghe bất cứ đâu có tin trẻ bị lạc, ông Lin và vợ lại tìm đến. Kiếm được bao nhiêu tiền từ việc làm nông và xây dựng, hai vợ chồng đều dồn cho việc tìm con.
Đến khi kinh tế cạn kiệt, việc tìm kiếm mới bị ngắt quãng.
Vài năm trước, vợ của ông Lin Zuoxi vì quá đau khổ và thương nhớ con nên đã hóa điên khiến trái tim ông Lin Zuoxi càng thêm vỡ vụn.
Năm 2018, trưởng phòng cảnh sát huyện đến và lấy mẫu máu của ông Lin để nhập vào kho ADN.
Sau đó, một ngày đầu tháng 8, cặp vợ chồng già bất ngờ được báo đã tìm thấy con gái họ- người đang sống ở Hà Bắc, cách Trùng Khánh hàng nghìn km.
Bây giờ, Lin Lanlan đã có một con trai và một con gái. Cả gia đình cô rất hạnh phúc.
Lin Lanlan ngồi bên mẹ. Trong cuộc gặp gỡ với cha mẹ, Lin Lanlan đưa cả chồng và 2 người họ hàng đi cùng. Cuộc toàn tụ khiến các thành viên trong gia đình và cả những người hàng xóm xúc động.
Lúc này, câu chuyện mất tích bí ẩn của Lin Lanlan 23 năm trước mới dần dần được hé lộ.
Lin Lanlan kể: ‘Năm đó, tôi đã phản bội cha mẹ ruột của mình vì một bát cơm ngon’.
Một người đàn ông và một người phụ nữ lạ mặt nói với Lin Lanlan rằng, cuộc sống ở bên ngoài rất tốt, cô sẽ được ăn ngon, mặc đẹp. Vì vậy, Lin Lanlan đã quyết định đi theo họ.
Trước khi đến thành phố khoảng vài ngày, Lin Lanlan sống cùng 2 người lạ mặt trong ngôi nhà cách làng không xa. Để tránh sự tìm kiếm của cha mẹ, Lin Lanlan đã giữ im lặng trong căn phòng phía sau nhà khi thấy cha mẹ tìm đến.
'Người đàn ông và người phụ nữ đó nói tôi không được lên tiếng. Nếu để bố mẹ tôi biết, tôi sẽ không được ăn ngon và mặc quần áo mới. Sau đó, họ cho tôi một bát cơm trắng và tôi ngoan ngoãn nghe theo, không có chống đối nào. Bây giờ tôi vẫn có thể nhớ được hương vị đặc biệt của bát cơm ngày đó', cô nói.
Sau bữa ăn, người đàn ông và người phụ nữ cho Lin Lanlan vào bao tải và mang lên tàu.
Vài ngày sau, Lin Lanlan đã đến được nhà bố mẹ nuôi. Từ lúc đó, ký ức về cha mẹ đẻ và quê hương dần phai nhạt trong cô.
Trong cuộc gặp gỡ với bố mẹ đẻ sau 23 năm, Lin Lanlan chỉ đến và đi rất chóng vánh vì phải về chăm sóc những đứa con. Tuy nhiên, với ông Lin Zuoxi, việc được gặp lại con là niềm hạnh phúc vô cùng lớn lao.
‘Vậy là sau 23 năm tìm kiếm, cuối cùng, tôi đã nhận được một kết quả tốt đẹp đó là thấy con sống tốt’, ông Lin nói, hai hàng nước mắt đã chảy dài.
Con gái mất tích khi đi xuất khẩu lao động, 8 năm sau ông bố mới hối hận đi tìm
Trước đây, anh Long nhờ em đang ở Malaysia tìm con hộ. Khi nghe em gái nói: ‘Nó chết rồi, còn đâu mà tìm’, anh mới ân hận tự đi tìm con.
">